Kim Dung luận kiếm: Đại nghiệp

Phần 1: Bối cảnh

trước
tiếp

Truyện Kim Dung thường viết về những nhân vật kiệt xuất trong võ lâm. Họ dùng võ công của mình để thực hiện những hoài bão khác nhau. Có người hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổ phò nguy, có người lại thích đàn áp kẻ khác, làm những việc tổn nhân lợi kỉ, và cũng không ít người muốn dùng võ công để thôn tính thiên hạ, gây dựng nên đại nghiệp ngàn thu.

Nổi bật trong số đó có thể kể đến nhà Mộ Dung, đứng đầu là cha con Mộ Dung Bác – Phục (trong Thiên Long bát bộ) và phái Tung Sơn đứng đầu là Tả Lãnh Thiền (trong Tiếu ngạo giang hồ). Họ đã làm những gì để thực hiện hoài bão của mình, họ giống và khác nhau như thế nào, vì sao họ đều thất bại ???

  1.  BỐI CẢNH

“Thời thế tạo anh hùng” – muôn đời nay vẫn là như vậy. Muốn làm việc lớn, trước tiên phải nhìn rõ thế cục rồi sau đó mới vạch ra được chiến lược mà hành động. Vậy “thời thế” của 2 bộ truyện này ra sao ???

  • THIÊN LONG BÁT BỘ diễn ra vào thời Tống. Trong khoảng 30 năm kể từ khi gia đình Tiêu Viễn Sơn bị phục kích ở Nhạn Môn quan cho tới khi Thái hoàng Thái hậu Cao Thị qua đời (cũng là lúc kết thúc bộ truyện) thì nhà Tống đã trải qua 3 đời vua là Anh Tông, Thần Tông và Triết Tông.

mộ dung bác

Thời kì này, nhà Tống đã xảy ra khá nhiều biến động, đặc biệt là thời Tống Thần Tông. Ông đã nghe theo đề nghị của Vương An Thạch mà thực hiện công cuộc cải cách diện rộng trên nhiều lĩnh vực, nhưng không thu được hiệu quả như mong muốn. Cùng với đó sự thất bại trong 2 chiến dịch quân sự với Đại Việt và Tây Hạ đã khiến nhà Tống suy yếu.

Tống Triết Tông lên ngôi khi vẫn còn nhỏ tuổi nên thực tế thì Thái hoàng Thái hậu Cao Thị mới là người cầm quyền. Về cơ bản bà tập trung phát triển kinh tế đất nước, theo đúng tinh thần “dân giàu thì nước sẽ mạnh”. Chính sách này của bà đã phát huy hiệu quả khiến các nước lân bang trở nên e dè không dám dòm ngó Đại Tống. Chính Gia Luật Hồng Cơ và triều đình Đại Liêu đều phải thừa nhận nếu Thái hoàng Thái hậu Cao Thị còn sống thì tốt nhất là không nên động đến Đại Tống.

  • TIẾU NGẠO GIANG HỒ không được nói rõ về bối cảnh triều đại nhưng dường như bộ truyện này diễn ra vào thời nhà Minh. Tình hình chính trị xã hội không được đề cập nhiều mà chủ yếu khai thác vào cuộc chiến giữa 2 phe chính – tà trong võ lâm.

tả lãnh thiền

Tà phái là Nhật Nguyệt thần giáo. Thế lực của giáo phái này mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, thường xuyên lấn át chính phái, gây ra không ít thảm án trong võ lâm. Có thể nói nếu lấy một chọi một thì không có môn phái nào đủ khả năng chống lại Nhật Nguyệt thần giáo. Thế lực của phe này không chỉ khiến chính phái lo sợ mà quan phủ cũng rất kiêng dè. Trên danh nghĩa, đứng đầu Nhật Nguyệt thần giáo là Đông Phương Bất Bại – người có võ công vô địch thiên hạ, tuy nhiên thực tế thì Dương Liên Đình mới là người nắm thực quyền, chỉ huy mọi hoạt động của giáo phái này. Với một loạt các biện pháp răn đe cứng rắn, Dương Liên Đình đã khiến mọi giáo chúng phải quy phục, không dám có ý đồ chống đối với giáo phái.

Chính phái do rất nhiều môn phái, bang hội trong võ lâm liên kết với nhau để kiềm chế sự bành trướng của Nhật Nguyệt thần giáo. Có thể kể đến Thanh Thành, Côn Luân, Cái Bang, liên minh Ngũ Nhạc kiếm phái,… Tuy không chính thức nhưng Thiếu Lâm và Võ Đang có thể coi là 2 đại môn phái lãnh đạo phe này.

===

Sinh ra trong thời thế như vậy mà muốn thôn tính thiên hạ, gây dựng bá nghiệp thì nhà Mộ Dung và phái Tung Sơn đã thực hiện như thế nào ???

Comments

comments


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.